Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay và từ lâu đã là một nhu cầu không thể thiếu của người dân đô thị. Đôi khi, thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Bên cạnh tính tiện ích, giá thành hợp lý và sự đa dạng về thực phẩm, thức ăn đường phố cũng tiểm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
Thành phố Long Xuyên hiện có trên 1.505 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, được bày bán ở các ngõ ngách, phố phường nhưng tập trung nhiều ở một số địa bàn trung tâm và khu vực đông người. Thức ăn đường phố được bày bán dưới nhiều hình thức như: trên đường phố, vỉa hè, tại các khu du lịch, lễ hội, hội chợ, trong các chợ, xe đẩy bán rong... Phần lớn thức ăn đường phố là kinh doanh theo thời vụ và không cố định về thời gian. Thức ăn đường phố tiện dụng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe con người do nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm khó kiểm soát; việc bảo quản, chế biến thức ăn đường phố cũng thường không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh do cơ sở vật chất không đảm bảo và thiếu nước sạch; đồ ăn thức uống bày bán ở lòng đường, vỉa hè nên dễ bị ô nhiễm. Chị Trương Thị Ánh Nguyệt, người tiêu dùng chia sẻ:
Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, UBND TPLX đã và đang chỉ đạo UBND các xã, phường trên địa bàn tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý theo định hướng của thành phố. Trong đó, tập trung vào các giải pháp, nhóm giải pháp về đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng sử dụng thức ăn đường phố. Cùng với đó, các địa phương, đơn vị và người dân cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm thức ăn đường phố đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. 06 tháng đầu năm, toàn thành phố đã thành lập 14 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm. Trong đó, có 13 đoàn kiểm tra tuyến phường, xã và đã tiến hành kiểm tra 968 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, kết quả có 962 cơ sở đạt, chiếm tỷ lệ 99% cơ sở được kiểm tra. Ông Nguyễn Văn Sử, Trưởng Phòng Y tế thành phố, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thành phố cho biết:
Tuy nhiên, với thức ăn đường phố, trong hoạt động kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, các đoàn kiểm tra liên ngành vẫn kiểm tra một số điểm bán thức ăn đường phố có địa chỉ cố định. Nhưng số lượng các điểm bán thức ăn đường phố trên địa bàn quá nhiều, nhiều xe đẩy, gánh hàng rong không cố định nên rất khó quản lý, dù ngành đã rất nỗ lực. Ngoài ra, quy định về thức ăn đường phố chưa thực sự chặt chẽ nên thiếu hành lang pháp lý để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm ở các điểm bán thức ăn đường phố.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, người kinh doanh cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố theo Luật An toàn thực phẩm. Cụ thể, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Có đủ trang bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ăn ngay. Thức ăn ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh. Phải đảm bảo đủ nước sạch để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ và chế biến, pha chế đồ uống. Nơi bày bán thực phẩm phải đảm bảo cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ, gọn gàng, đeo khẩu trang; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn ngay phải sử dụng găng tay và được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm… Ông Nguyễn Văn Sử, Trưởng Phòng Y tế TPLX, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành khuyến cáo thêm:
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố nhất là thời gian trong mùa hè, ngoài việc người dân cần “ăn chín, uống sôi” thì cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Có như vậy thì sức khỏe của cộng đồng mới được bảo vệ tốt hơn trước những thực phẩm đường phố đang tràn lan, không rõ nguồn gốc./.