Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Hơn 3 năm nỗ lực phòng chống dịch hiệu quả. Ngày 6/5/2023 tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên báo chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu do dịch Covid-19. Tiếp theo đó ngày 3/6 Việt Nam chính thức đưa bệnh Covid ra khỏi nhóm A trở thành nhóm B là nhóm bệnh đặc hữu. Thích ứng an toàn, hiệu quả, ngành Y tế TPLX đã chủ động kiểm soát dịch Covid-19 phù hợp tình hình và hơn hết không chủ quan trước sự tồn tại của dịch bệnh cũng như khuyến cáo người dân vẫn duy trì thói quen phòng dịch của bản thân.Theo Tiến sỹ Bác sỹ Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang: Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong điều đó có ý nghĩa Covid -19 hiện tại được xem như bệnh đặc hữu.  Trước công bố đó, ngành y tế cũng đã thực hiện các cái giải pháp thích ứng an toàn linh hoạt để quản lý dịch Covid -19 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, để đảm bảo sự phát triển kinh tế -xã hội cũng như là quản lý cho người bệnh một cách an toàn hiệu lực hiệu quả. Theo đó, các đối tượng có nguy cơ cao, người có bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai… phải được quản lý sát sao ở các cơ sở y tế và phải được tiêm phòng vắc xin đầy đủ.06 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TPLX có xuất hiện các ca Covid-19, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp so với các giai đoạn trước. Có được kết quả trên, là nhờ tỷ lệ tiêm vắc xin ở người dân liều cơ bản mũi 1, mũi 2 trên 100%; mũi 3 trên 80%; mũi 4 trên 96%. Từ đó khi nhiễm virus SARS CoV 2 đã hạn chế tình trạng trở nặng của người bệnh, giúp việc điều trị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Và theo hướng dẫn của Bộ y tế mũi nhắc lại lần 1, lần 2 được thực hiện sau 3 tháng kể từ khi tiêm liệu cơ bản trước đó; với người đã nhiễm Covid -19, người thuộc nhóm nguy cơ cao, mang bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai có thể được xem ưu tiên tiêm phòng với khoảng thời gian ngắn hơn. Theo lịch trình tiêm chủng hiện nay người dân đang quan tâm đến mũi 5 và kế hoạch tiêm chủng tiếp theo, ngành y tế sẽ có thông tin kịp thời khi nhận được nguồn vắc xin được phân bổ về, người dân có thể đến trạm y tế nơi cư trú hoặc Trung tâm y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể theo từng trường hợp cũng như thực hiện tiêm chủng.Hiện tại với phương thức quản lý dịch Covid-19 chủ yếu là theo dõi tại nhà, đối với người có bệnh nền hoặc là có biểu hiện các triệu chứng nặng thì đến cơ sở y tế khám và điều trị. Vì thế, mỗi người cần phải duy trì thói quen phòng dịch bao gồm “khẩu trang -khử khuẩn” khi đến nơi công cộng, đông người nhất là những nhóm người nguy cơ cao như người cao tuổi người mắc bệnh nền phụ nữ mang thai trong giai đoạn hiện nay vì một khi mắc Covid-19 thì có khả năng gia tăng tỷ lệ bệnh nặng tăng lên.Với việc chuyển Covid-19 sang nhóm B, cùng với đó là những thay đổi về mặt chính sách. Ví dụ như: người mắc bệnh sẽ không còn được khám và điều trị miễn phí như trước đây mà sẽ thanh toán theo đúng quy định. Tuy nhiên, vì COVID-19 là bệnh có tính chất đặc thù nên một số chính sách như vào viện không có bảo hiểm y tế thì chế độ thanh toán như thế nào đang được xem xét để có kế hoạch phù hợp, vừa đảm bảo kiểm soát tốt dịch, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân.Có thể nói, Covid-19 chuyển trạng thái sang nhóm bệnh truyền nhiễm đặc hữu là bước tiến hướng đến bình thường hóa dịch bệnh từ phòng chống dịch khẩn cấp sang chiến lược quản lý, kiểm soát dịch bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ nguy cơ xuất hiện biến thế nguy hiểm mới, mỗi cá nhân vẫn có thể nhiễm mới hoặc tái nhiễm và có khả năng lây lan sang người xung quanh. Vì thế thông điệp 2K “khẩu trang- khử khuẩn” vẫn là biện pháp quan trọng, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội./. 

Hồng Đào