Khi mùa mưa đến, việc chăm sóc và bảo sức khỏe cho cá nhân và gia đình là rất quan trọng. Dù công việc có nhiều bận rộn, nhưng chúng ta nên đón nhận mùa mưa đến như một món quà từ thiên nhiên.

(Ảnh minh họa)
Trong mùa mưa, có nhiều chứng bệnh thường xuyên tấn công sức khỏe của chúng ta. Nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm bệnh là do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các bộ phận trong cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, để tránh bị nhiễm bệnh trong mùa mưa, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên tốt cho sức khỏe sau đây:
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D không chỉ tốt cho quá trình phát triển của xương và răng mà còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại các mầm gây bệnh. Nguồn vitamin D tự nhiên có từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp vitamin D bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm như trứng, gan, cá, sữa và bơ thực vật.
- Ăn nhiều chất xơ: Những người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất xơ có thể hòa tan trong vòng 6 tuần có thể giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các loại vi khuẩn hơn so với những người cung cấp chất xơ kết hợp. Chất xơ hòa tan có thể được tìm thấy trong các loại trái cây có vị chua, táo, cà rốt, các loại đậu và bột yến mạch,.. Để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe, bạn cần bảo đảm cung cấp vào cơ thể từ 25-38 gram chất xơ mỗi ngày.
- Ăn trái cây có màu sáng: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, màu sắc của các loại trái cây như: lê và chuối có thể giúp kích thích và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, hương vị của chanh tươi hoặc gừng cũng có tác dụng giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.
- Rèn luyện thể chất: Theo các chuyên gia, khi bạn vận động thể lực (đi bộ nhanh, đạp xe,..), cơ thể sẽ phóng thích ra năng lượng và năng lượng này sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng. Với nhiệt độ cơ thể cao, tình trạng lạnh gây ra bởi nước mưa sẽ bị chặn lại, không nhiễm vào cơ thể gây bệnh cảm lạnh.
* Những điều cần lưu ý trong mùa mưa: Tránh ngâm mình lâu trong mưa; tránh ăn uống thực phẩm ngoài đường, không đảm bảo vệ sinh. Dùng thức ăn nóng và đồ uống nóng trong mùa mưa. Làm khô bàn chân ngay lập tức sau khi bị ướt mưa, không ở quá lâu trong các phòng máy lạnh và giữ cho cơ thể khô và ấm để tránh cảm lạnh.
* Toa căn bản điều trị cảm lạnh bằng thảo dược:
- Rễ cỏ tranh: 08 gram; - Cam thảo nam: 08 gram;
- Rau má: 08 gram; - Hương nhu: 12 gram;
- Cỏ màn chầu: 08 gram; - Bạc hà: 12 gram;
- Cây Ké đầu ngựa: 08 gram; - Thạch xương bồ (lá): 12 gram;
- Củ Sả: 08 gram; - Kinh giới: 12 gram;
- Cỏ Nhọ nồi (cỏ mực): 08 gram; - Tía tô: 12 gram;
- Gừng tươi: 08 gram; - Lá Sả: 12 gram;
- Vỏ Quýt: 08 gram; - Hoắc hương: 12 gram;
Chủ trị: Cảm lạnh (phong hàn), cảm nắng (cảm thử), cảm mưa.
Cách dùng và liều lượng: Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc, uống lúc thuốc còn nóng, uống xong chùm chăn kín cho ra mồ hôi và tránh để gió lùa vào./.