Thành uỷ Long Xuyên triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chào mừng bạn đến với Cổng TTĐT TP Long Xuyên
Thành uỷ Long Xuyên triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
  •  Thanh Hùng
  •  23/08/2023
  • A- A A+

Ngày 18/8/2023, Thành uỷ Long Xuyên bàn hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU, ngày 26/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Kế hoạch đề ra mục tiêu là: “Xây dựng thành phố Long Xuyên cơ bản đạt được các tiêu chí: Có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống của Nhân dân được nâng cao. Xây dựng nền công nghiệp vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao. Cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số; hình thành nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vũng theo hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ tiên tiến”.

Kế hoạch 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp gồm:

Một là, đẩy manh công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khaỉ thực hiện; trong đó tập trung quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động sô 21-CTr/TU để các cấp, các ngành và nhân dân nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Hai là, đổi mới tư duy, nhận thức và hành động về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chủ động tham mưu, thực hiện cụ thể hóa các quan điểm, gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với điều kiện của địa phương. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trên 03 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và  xã hội số; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để triển khai thực hiện. Nghiên cứu, tham mưu và đề xuất tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương một số chính sách ưu đãi phù hợp về thuế, tài chính, tín dụng, đất đai, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy và hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Nâng cao năng lực dự báo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Rà soát các chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tập trung vào các lĩnh vực được xác định theo tiêu chí phù hợp cho từng giai đoạn.

Bốn là, phát triển nền công nghiệp vững mạnh, nâng cao năng lực ngành xây dựng. Thực hiện các chủ trương của Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh; cơ cấu lại ngành công nghiệp thành phố theo hướng nâng cao giá trị gắn với bảo vệ môi trường, có khả năng liên kết nội vùng, liên vùng, phát triển các ngành công nghiệp gắn với tiềm năng, lợi thế của thành phố;  quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biên (nhất là các sản phấm chế biến từ nguyên liệu nông nghiệp). Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, từng bước phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, có giá trị gia tăng cao. Hình thành khu công nghiệp Vàm Cống, cụm công nghiệp Bình Đức sản xuất các sản phẩm và làm vệ tinh cho các tỉnh, thành phố lớn. Phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu nội địa, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển vật liệu xanh, vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Năm là, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dịch vụ trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân,  và nông thôn, Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW. Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng liên kết sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao và đổi mới quan hệ sản xuất, kinh doanh để nâng cao chuỗi giá trị, gắn kết phát triển nông nghiệp với hoạt động du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; tham mưu phát triển bền vững vùng nguyên liệu nông, lâm sản và dược liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Tăng cường các giải pháp nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ. Thúc đẩy dịch vụ hóa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển dịch vụ công nghệ cao, các loại dịch vụ mới của nền kinh tế số. Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ có lợi thế của thành phố và có hàm lượng tri thức, như du lịch, y tế và chăm sóc sức khỏe...

Sáu là, phát triển khoa hoc - công nghệ, đổi mới sáng tao và nguồn nhân lưc chất lượng cao. Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phát triển hệ sinh thái, đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với các chuỗi giá trị, tập trung vào các ngành có lợi thế của thành phố.

Bảy là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chung thành phố và các quy hoạch phân khu. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành sử dụng đất phù hợp với không gian phát triển; lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển, dự án đầu tư phù hợp với Quy hoạch tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các công trình trọng điểm, động lực, có tính chiến lược lâu dài, góp phần thúc đẩy xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng thành phố Long Xuyên theo từng giai đoạn phát triển, trên cơ sở Quy hoạch tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên phát triển một số công trình hạ tầng trọng điểm của thành phố về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường xã hội hóa, huy động tối đa nguồn lực trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, dịch vụ. Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh.

Tám là, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh trong nước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn với nòng cốt là các hợp tác xã, ưu tiên phát triển các tổ chức kinh tế tập thể gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Rà soát, điều chỉnh các chính sách, quy trình, thủ tục phê duyệt hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thúc đẩy sáng tạo, khởi nghiệp về chuyển đổi số, hình thành doanh nghiệp số. Thông tin về các hệ sinh thái được xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây; giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng trên toàn cầu, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng doanh thu đối với các mô hình kinh doanh mới. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật, tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Chín là, quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên, khoáng sản, nhất là đất đai và khoáng sản cát. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. Nâng cao chất lượng xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quản lý, sử dụng đất đai. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về đất đai. Quản lý chặt chẽ quỹ đất công, ngăn chặn tình trạng sử dụng đất lãng phí; đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất và quản lý, sử dụng đất được thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2013. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp tục xây dựng, hoàn thành, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu đất đai. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, tăng cường vai trò của cộng đồng trong tự quản, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch; tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm thiên tai và các điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan.

Mười là, phát huy giá trị văn hóa và trí tuệ con người An Giang, đảm bảo tốt an sinh xã hội. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người An Giang trong đổi mới và phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, văn nghệ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý; cho các lĩnh vực then chốt, đặc thù. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật, tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư theo quy định; khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù họp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...) tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động và hưởng thụ văn hóa.

Ban Thường Thành uỷ yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 21-CTr/TƯ và Kế hoạch này; đồng thời, cụ thể hóa Kế hoạch này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Uỷ ban nhân dân thành phố cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo thực hiện đạt được mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra; tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy sơ kết, tổng kết kế hoạch theo quy định. Hội đồng nhân dân thành phố nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, tính chủ động, tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện./.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang